GIAO DỊCH THEO PHƯƠNG PHÁP BREAKOUT – NÊN DÙNG HỖ TRỢ KHÁNG CỰ HAY ĐƯỜNG TRENDLINE
Giao dịch Breakout là cách giao dịch theo giá phá vỡ một mức giá được xác định từ trước. Nếu giao dịch theo Breakout, bạn sẽ có hai phương pháp đánh dấu vùng Breakout thường được sử dụng là dùng Trend line hoặc kháng cự hỗ trợ. Sự khác nhau giữa hai loại đường này đơn giản là một đường thì đi chéo (trend line) và đường kháng cự hỗ trợ lại là đường đi ngang.
Bài viết này sẽ nêu ra ưu nhược điểm của từng loại để bạn lựa chọn cách giao dịch Breakout phù hợp.
Ở trên là hai ví dụ với hai cách đánh breakout khác nhau, riêng ví dụ số 2 bạn sẽ thấy có thêm hành vi giá breakout và retest lại đường trend line trước khi giá thực sự breakout thành công.
NÊN DÙNG ĐƯỜNG KHÁNG CỰ HỖ TRỢ HAY TREND LINE ĐỂ ĐÁNH BREAKOUT ?
Trong cả hai cách đánh breakout, cách sử dụng các mức kháng cự hỗ trợ sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc xác định mức giá breakout tiềm năng.
Ở đây chúng ta vẫn chưa có số liệu thống kê nào cho thấy cách đánh nào tốt hơn, nhưng riêng việc “dễ nhìn” thôi cũng khiến bạn nên xem xét việc lựa chọn cách trade cho phù hợp. Chi tiết hơn một chút, khi bạn dùng trend line để trade breakout, thị trường có thể liên tục hình thành những mô hình giá mới sẽ làm bạn bối rối.
Trong hình này, khi sử dụng trend line (đường màu đỏ), bạn phát hiện giá tiếp tục hình thành một mô hình giá mới nữa là mô hình hộp chữ nhật trước khi breakout thành công.
Với cách giao dịch chỉ sử dụng kháng cự hỗ trợ, bạn dễ phát hiện mức giá mình đang sử dụng có tiềm năng thành công hay thất bại. Như trên biểu đồ này, khi giá vừa breakout và xuất hiện mô hình 2 đỉnh, thị trường lại tiếp tục đẩy giá xuống (chạm trend line xu hướng giảm) và quay lại kháng cự cũ. Một hành vi giá liên tục test cản như vậy, bạn đừng chủ quan nghĩ rằng vùng này sẽ đủ vững để giữ giá (vì áp lực đang tăng dần tại mức giá đó). Chỉ dùng trend line để trade breakout, mấy khi bạn sẽ quan sát được những hành vi giá đặc thù như vậy?
MỘT SỐ VÍ DỤ KHÁC
TÓM LẠI LÀ TA CHỈ NÊN DÙNG KHÁNG CỰ HỖ TRỢ ĐỂ GIAO DỊCH BREAKOUT ?
Bạn có thể xem đường trend line như công cụ hỗ trợ để ta hiểu thêm hành vi giá trước khi thị trường breakout thành công. Nếu không có đường trend line, đôi khi bạn sẽ chưa nắm hết thông tin mà thị trường đang cung cấp. Trong những ví dụ có tích hợp cả 2 dạng đường khi trade breakout, bạn có thường xuyên thấy những hành vi giá thường lặp lại theo dạng như sau:
- Giá cố gắng breakout đường trendline nhưng thất bại và tạo kháng cự hỗ trợ mới.
- Giá quay lại test đường trend line cũ và lại thất bại khi đi theo hướng này.
- Giá breakout thành công.
Thử áp dụng quy luật này vào ví dụ sau.
Giờ bạn đã thấy quen thuộc hơn nếu áp dụng đường trend line để đọc hành vi giá mới trên chart này rồi chứ? Thông thường, thị trường rất hiếm khi breakout thành công trong một lần giá chạm đến. Những hành vi như thế nhiều Trader gọi là các bẫy giá breakout, nhưng nếu tiềm năng vùng breakout thị trường vẫn còn, giá sẽ quay lại retest vùng giá cũ để tìm thêm động lực hỗ trợ (thêm người mua để giá tăng hay thêm người bán để giá giảm). Và để quan sát rõ hành vi này, bạn chỉ cần vẽ thêm đường trend line là sẽ thấy rõ hơn.
Một đường trend line không chỉ giúp bạn xác định một breakout trade sắp hình thành, mà còn giúp bạn biết được break out trade đã thất bại hoàn toàn. Đó là khi thị trường không hình thành hành vi retest nào với đường trend line cũ.
- Để chủ động hơn trong đầu tư , các bạn hãy tham gia ngay khóa học PTKT A-Z ad đang tổ chức hoặc khóa học Bí quyết Vàng trong lướt sóng chứng khoán – với học phí đáng đồng tiền bát gạo và mồ hôi công sức các bạn bỏ ra , để chúng ta chủ động hơn không bị lệ thuộc vào bất kì ai , đầu tư cả đời chứ không phải ngày 1 ngày 2 vì vậy kiến thức là rất quan trọng . Đầu tư cho tri thức là đầu tư không ngoan nhất – với lợi nhuận lâu dài !
THAM KHẢO KHÓA HỌC: TẠI ĐÂY
Tham khảo Tradeciety