NHỮNG SAI LẦM HAY MẮC PHẢI KHI MỚI ÁP DỤNG PTKT

Trong quá trình đầu tư hơn 10 năm trên thị trường chứng khoán, tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm mà một nhà đầu tư thương mắc phải, đặc biệt là những nhà đầu tư thiên về trường phái phân tích kỹ thuật.

Chỉ cần khắc phục các sai lầm này và làm theo các hướng dẫn của tôi ở phần cuối, tôi tin rằng các bạn sẽ đạt được những thành tựu và có thể tạo ra thu nhập ổn định cho mình trên thị trường chứng khoán.

CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN

Qua quá trình sử dụng phân tích kỹ thuật và quan sát trên thị trường nhiều năm tôi nhận thấy rằng, có rất nhiều trường phái phân tích kỹ thuật được áp dụng. Trong đó có thể tổng hợp lại được một vài trường phái tiêu biểu như sau:

1. Trường phái theo lý thuyết Dow và sóng Elliott:

Trường phái này tập trung phân tích các sóng và tìm điểm vào lệnh trong các sóng đẩy cũng như chốt lời khi giá đạt điểm tới hạn của sóng.

Ngược lại, họ người né tránh những đợt sóng hiệu chỉnh và vào lệnh khi xác nhận hoàn thành sóng hiệu chỉnh.sóng elliott

2. Trường phái giao dịch theo Ichimoku:

Trường phái này sư dụng độc lập công cụ Ichimoku trong giao dịch, để xác định thời gian và mục tiêu giá cho các giao dịch.

Công cụ này sử dụng các đám mây Kumo, cùng như các đường Tenkan hay Kijun như các đường hỗ trợ và kháng cự, cũng như xác nhận mức độ mạnh yếu của một xu hướng giá, từ đó xác định điểm vào lệnh vào thời gian chốt lời.Ichimoku Kinko Hyo - phần 1 - IBViet

3. Trường phái giao dịch theo các đường trung bình (SMA, WMA và EMA)

Nhìn chung trường phái này sử dụng các đường trung bình (MA, WMA hoặc EMA) để xác nhận hỗ trợ và kháng cự trong quá trình giao dịch. Họ có thể kết hợp với một vài tín hiệu như RSI, MACD… để đạt hiệu quả tối ưu.

Trường phái này thường giao dịch theo sau xu hướng, họ chờ khi các tín hiệu xác nhận phá vỡ mới vào lệnh, cụ thể như các đường MA ngắn hạn cắt lên đường MA dài hạn, hay đường giá cắt lên các đường MA…

4. Trường phái giao dịch theo đường hỗ trợ, kháng cự hay xu hướng

Cũng dựa trên nền tảng giao dịch theo sau xu hướng, họ thường chờ các điểm xác nhận để vào lệnh và tuân thủ theo các đường xu hướng, chỉ hành động bán khi giá phá vỡ đường xu hướng theo chiều ngược lại.

Trường phái này có kết hợp thêm các chỉ báo khác để tăng thêm tính tin cậy như RSI, MACD, khối lượng….

CÁCH VẼ ĐƯỜNG TREND LINE ( ĐƯỜNG XU HƯỚNG ) CHÍNH XÁC NHẤT - Fibonacci Academy

5. Trường phái giao dịch theo các mẫu hình

Trường phái này tập trung vào nghiên cứu các mẫu hình giá có độ chính xác cao như flag, vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy, cánh bướm, tam giác, hình hộp, nền phẳng, zig zag, ….để đưa ra dự báo cho mục tiêu giá.

Họ thường kết hợp đo theo Fibonacci hay kết hợp với khối lượng để tìm thêm sự chắc chắn.

6. Ngoài ra còn có các trường phái khác nhưng ít tín đồ hơn như GANN, Bollinger Band….

Tổng kết chung lại, NĐT có rất nhiều lựa chọn về mặt lý thuyết để áp dụng cho mình một trường phái nhất định, nhằm phù hợp với tâm lý và phong cách bản thân.

Tuy nhiên, trong thực tế thì cũng có rất nhiều người áp dụng kết hợp nhiều trường phái để phân tích trước khi đưa ra quyết định. Dẫu vậy, khi mới giao dịch thời gian đầu họ đều mắc phải rất nhiều sai lầm, và nếu không có người khác chỉ điểm thì sự trả giá sẽ rất đắt về tiền cũng như thời gian.

VẬY NHỮNG SAI LẦM MÀ NHỮNG NGƯỜI MỚI SỬ DỤNG PTKT THƯỜNG MẮC PHẢI LÀ GÌ?

1. Sai lầm thứ nhất:

Xuất phát từ việc học cấp tốc, ngay khi làm quen với PTKT nhà đâu tư đã vội đi theo một tiêu chuẩn gì đó được dạy, mà quên đi những lý luận cơ sở cho PTKT.

Dân gian có câu “Dục tốc bất đạt” thì trong PTKT cũng vậy, các bạn chỉ học các mẫu hình, các tín hiệu, thực chất chỉ là bài toán của xác suất thống kê, sẽ có những lúc đúng lúc sai. Tuy nhiên, việc không hiểu được bản chất của vấn đề thì khi sai các bạn sẽ không biết sẽ điều chỉnh ở đâu và chỉ biết tiếp tục thử và sai thêm nhiều lần nữa, cuối cùng chán nản và cảm thấy rằng PTKT cũng nhơ chò chơi hên xui chán nản, bỏ cuộc.

2. Sai lầm thứ hai

Sử dụng quá nhiều tín hiệu cho một dự đoán. Lấy ví dụ, một NĐT sử dụng đường SMA, nhưng lại sử dụng kèm theo với đường WMA để tăng độ chính xác. Thoạt đầu nghe có vẽ hay, vì tính ưu điểm của mỗi đường sẽ khắc phực nhược điểm của đường kia. Tuy nhiên, việc sử dụng song song hai công cụ với cùng chức năng tương ứng, điều này dẫn tới việc bạn sẽ mất tính kỹ luật trong PTKT, kiểu như giá đã thủng đường SMA nhưng chưa thủng WMA nên cố gắng đợi thêm, cho đến khi khoản lỗ lớn hơn mức kỳ vọng. Cuối cùng là bạn chẳng rút ra được quy luật nào cả từ việc sử dụng cả hai đường này cùng lúc.

3. Sai lầm thứ ba

Áp dụng quá nhiều trường phái cho một phân tích, tuy nhiên không trường phái nào đạt tới cảnh giới tối cao. Ví dụ như bạn áp dụng đường trend line nhưng lại kết hợp với đường MA, khi giá cổ phiếu giảm lại cố vẽ cho mình một lý do để nắm giữ, cho đến cuối cùng không còn chịu được nữa thì cổ phiếu đã tạo đáy.

4. Sai lầm thứ tư

Không phân biệt được tín hiệu “cảnh báo” và “tín hiệu xác định vào lệnh mua hoặc bán”. Điều này có nghĩa là nhiều chỉ báo dao động đã đi vào vùng quá mua hoặc quá bán chỉ mới phát ra tín hiệu cảnh báo, còn việc để xác nhận tín hiệu bán thì bạn phải tuân theo nguyên tắc hệ thống bạn đang sử dụng.

5. Sai lầm thứ năm

Không áp dụng nguyên tắc “top down” hay “chu kỳ” trong phân tích kỹ thuật. Điều này có nghĩa là NĐT chỉ xem tại khung thời gian ngắn hạn, mà không xem xét kỹ các chu kỳ thời gian lớn hơn.

6. Sai lầm thứ sáu

Xem các điểm hỗ trợ và kháng cự là những điểm cứng nhắc. Điều này rất hay gặp phải bởi các NĐT mới tham gia thị trường, khi sử dụng một mức hộ trợ hay kháng cự.

7. Sai lầm thứ bảy

Giao dịch quá thường xuyên, nhìn vào đâu cũng thấy cơ hội. Bạn cần cân nhắc rất kỹ trước khi vào lệnh, xem trường hợp này xác suất thành công bao nhiêu, với tỷ lệ lợi nhuận nếu thành công và mức thua lỗ nếu thất bại.

8. Sai lầm thứ tám

Sai lầm cũng rất hay mắc phải đó là các bạn thường áp dụng y nguyên những gì được học từ người thầy của các bạn. Mỗi người sẽ có một công cụ hiệu quả và tính kỹ luật khác nhau, do đó bạn cần định hướng và áp dụng cho mình một chiến  lược riêng biệt, từ đó có thể kiểm định lại nhiều lần.

CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP.

1. Đối với sai lầm thứ nhất

Không có cách nào khác là bạn phải tìm hiểu cẩn thận về lý thuyết nền tảng cho công cụ bạn đang sử dụng. Điều này có ích giúp bạn hiểu được các giả định họ dung khi áp dụng cho PTKT, để từ đó bạn sẽ không bị bất phương hướng khi một dự đoán nào đó của bạn bị sai mà không biết lý do.

Ngoài ra, việc hiểu rõ các công cụ mà bạn sử dụng sẽ biết được ưu nhược điểm của nó là gì để khắc phục.

Ví dụ: Khi bạn sử dụng đường MA sẽ khó chính xác với cổ phiếu có thanh khoản thấp, vì giá sẽ biến động quá mạnh, mà người ta thường áp dụng WMA để tính them khối lượng vào, tăng độ chính xác. Hoặc như đường MA và WMA thì độ trễ sẽ cao hơn so với EMA, do đường EMA ưu tiên cho các thời điểm gần hiện tại hơn.

2. Đối với sai lầm thứ hai

Bạn cần rèn luyện và thực hành thường xuyên hơn, sau đó áp dụng cho mình một trường phái nhất định, sau đó theo dõi và kiểm định qua một thời gian dài, việc này sẽ tránh được sự ngụy biện hay mỏ neo làm cho bạn mất đi tính tuân thủ của PTKT.

Ví dụ: Nếu bạn chuyên áp dụng Ichimoku thì hãy tuân theo các đường Tenkan hay Kijun thay vì dùng các đường MA, vì bản chất các đường Tenkan hay Kijun cũng là đường trung bình nhưng được tính với sự riêng biệt hơn chút. Nếu bạn dung cả hai, khi giá vi phạm đường Tenkan bạn lại cố gắng tự an ủi mình là giá vẫn chưa thủng MA, cuối cùng sẽ bị nhiễu.

3. Đối với sai lầm thứ ba

Cũng tương tự như lỗi thứ hai, có nghĩa là bạn theo quá nhiều trường phái, dẫn đến hay cố gắng cho mình một chỗ dựa khi mắc sai lầm mà không dung cảm cắt lỗ. Sự khác biệt là ở lỗi thứ hai là bạn kết hợp quá nhiều chỉ báo trong một phân tích như MA, MACD, RSI… còn ở lỗi thứ ba thì bạn lại không xây cho mình một học thuyết vững chắc để theo đuổi mà lại cứ cố gắng biết nhiều, điều này dẫn đến biết nhiều nhưng không chuyên sâu.

Ví dụ: Một bạn dung sóng Elliott để xác định điểm vào lệnh và ra lệnh thông qua fibonancci, nhưng lại cố gắng áp dụng them các đường trendline hay MA và cũng tương tự, kết quả cuối cùng bị nhiễu và bạn rất hay mắc sai lầm.

4. Đối với sai lầm thứ tư

Lỗi không phân biệt được tín hiệu “cảnh báo” và “tín hiệu vào lệnh” rất thường gặp ngay cả với người đã sử dụng PTKT lâu năm.

Ví dụ, khi các đường RSI, Oscillartor vào vùng quá bán là các bạn vội vàng đặt lệnh và không hiểu các chỉ báo này mới chỉ là chỉ báo cảnh báo, việc xác nhận vào lệnh vào tuân thủ theo lý thuyết mà bạn đang theo đuổi, ví dụ khi cắt thủng đường MA nếu bạn theo trường phái này.

5. Đối với sai lầm thứ năm

Về việc không tính dài trươc khi tính ngắn thường gặp với NĐT thích giao dịch thường xuyên. Họ thường không quan tâm tới xu hướng dài, chỉ cần trong ngắn hạn phát tín hiệu là họ đã ngay lập tức vào lệnh, mà không hiểu rằng cho dù các tiêu chuẩn họ tuân theo là đúng, thì độ tin cậy của chu kỳ ngắn sẽ rất thấp so với chu kỳ dài.

Ví dụ: các bạn thường lấy mẫu hình nến để giao dịch, tuy nhiên qua nhiều năm giao dịch tôi đã tổng kết mẫu hình nến độ tin cậy là rất thấp, cho dù 1,2 hay 3 cây nến của bạn đúng tiêu chuẩn lý thuyết.

6. Đối với sai lầm thứ sáu

Thường hay gặp nhưng cũng không khó để các bạn nhận biết, vì điều này rất hay xảy ra. Các lý thuyết mới vễ hỗ trợ kháng cự cũng đã chỉ ra việc cứng nhắc một điểm nào đó khi xác định kháng cự và hỗ trợ sẽ thường mắc sai lầm, các bạn cần phải có chút linh hoạt.

Trong tình huồn này, tôi khuyên các bạn nên kết hợp them các tín hiệu khác để xác nhận chắc chắn hơn (khối lượng, các chỉ báo dao động…).

7. Đối với sai lầm thứ bảy

Giao dịch chứng khoán cũng như là trò chơi xác suất. Mặc dù bạn có là một chuyên gia PTKT thì xác suất đúng  của bạn cũng chỉ khoảng 80-90%, việc giao dịch thường xuyên sẽ khiến tỷ lệ sai lầm ngày càng cao.

Thay vào đó, tôi khuyên các bạn nên tập trung thời gian để lựa chọn những thời điểm quan trọng để tăng xác suất chính xác.

8. Đối với sai lầm thứ tám

Khi bạn đi học của một thầy, hoặc bắt trước một chuyên gia nao đó, cố gắng học được lý thuyết nền tảng của họ thay vì bê nguyên những hình vẽ hay những thứ họ đưa ra.

Điều này là bởi vì mức độ tự tin của của sẽ khác mình, họ biết khi nào họ sai và sai ở đâu. Hơn nữa, mức độ chịu lời hay chịu lỗ và tâm lý của mỗi người là khác nhau, do đó họ sẽ có những tiêu chuẩn thay đổi đôi chút so với các lý thuyết nền tảng.

Cuối cùng, tôi vẫn muốn nhắc các bạn một lần  nữa, hãy cố gắng lựa chọn cho mình một phương pháp và một triết lý để theo đuổi trong PTKT. Thực hành thường xuyên và sửa sai thì bạn sẽ có một hệ thống hoàn hảo, thay vì quá ôm đồm nhiều thứ trong một đồ thị.

Để chủ động hơn trong đầu tư , các bạn hãy tham gia ngay các khóa học mà Fibonacci Academy đang đào tạo học thực chiến – với học phí đáng đồng tiền bát gạo và mồ hôi công sức mà các bạn bỏ ra , để chúng ta chủ động hơn , không bị lệ thuộc vào bất kỳ ai , đầu tư cả đời chứ không phải ngày 1 ngày 2 vì vậy Kiến thức là rất quan trọng . Đầu tư cho tri thức là đầu tư khôn ngoan nhất !

  • KHÓA HỌC : Phân Tích Kỹ Thuật Chứng Khoán Thực Chiến : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : Bí quyết vàng trong lướt sóng chứng khoán  : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : TRADE COIN THỰC CHIẾN : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : FOREX – trading theo phương pháp liên thị trường : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • Tham gia cộng đồng các nhà đầu tư Fibonacci : TẠI ĐÂY

” ĐẦU TƯ VÀO TRI THỨC SẼ ĐEM LẠI LỢI NHUẬN CAO NHẤT ” – BENJAMIN FRANKLIN

Tags: , , , , , ,