TẠI SAO PTKT LẠI KHÔNG HIỆU QUẢ NHƯ BẠN MONG ĐỢI ?

Tìm hiểu nguyên do tại sao bạn đã đọc qua nhiều sách của các “bác học” ngành chứng khoán như Warrent Buffet nhưng phân tích kĩ thuật lại không hiệu quả?

Phân tích kĩ thuật được phần lớn các nhà đầu tư sử dụng để xác định xu hướng của giá, từ đó lựa chọn điểm mua điểm bán cổ phiếu. Tuy nhiên, họ lại không thể xác định được xu hướng của giá dẫn đến những khoản mục đầu tư thua lỗ. Tại sao lại như vậy?

Trước hết, bạn có tin vào phân tích kĩ thuật cũng như hiệu quả của nó?

Trên thế giới, phương pháp này đã trải qua một chặng đường phát triển hàng trăm năm với nhiều tên gọi khác nhau. Sau hơn một thế kỉ sử dụng ở Hoa Kỳ và 300 năm sử dụng ở Nhật Bản, phân tích kĩ thuật đang ngày càng phát triển và minh chứng được tính hữu ích của mình đối với các thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng. Tại nhiều nước trên thế giới, các nhà phân tích kĩ thuật tụ họp trong Hiệp hội các nhà phân tích kĩ thuật thị trường (Market Technicians Association). Hiệu quả của phương pháp này đã được kiểm chứng, do vậy, bạn đừng có hiểu lầm là Phân tích kĩ thuật không hiệu quả nhé.

 

Có phải bạn chỉ dùng Indicators trong Phân tích kĩ thuật?

Bạn hay dùng Indicators nào?

MA, MACD, ADX, RSI hay BolligerBands?

Đa số nhà đầu tư dùng Indicators để dự đoán xu thế giá trong tương lai, nhưng ít người biết rằng, toàn bộ các Indicators đều chạy sau giá. Tại sao lại như vậy? Vì, có giá thì mới hình thành và tính được Indicators. Hơn nữa, trong thị trường đi ngang, không rõ xu hướng thì các Indicators gây nhiễu và “vô dụng”. (Giai đoạn 8 tháng mã cp SSI đi ngang, các đường MA cắt nhau liên tục và gây nhiễu)

Phần lớn mọi người chỉ có kiến thức và kinh nghiệm ở mức trung bình cho nên Indicators chỉ giúp họ cảnh báo diễn biến giá, xác nhận diễn biến giá đang diễn ra mà thôi. Phải đến một trình độ nhất định, các nhà phân tích mới có thể đọc được những “chỉ báo chạy sau giá này” để xác định xu hướng giá trong tương lai. Nếu bạn đang dùng Indicators và kết quả không tốt thì đùng vội kết luận rằng phương pháp này không hiệu quả.

 

Khung thời gian trong đồ thị phân tích kĩ thuật

Nhiều nhà đầu tư chỉ quan sát diễn biến giá trên đồ thị trong khoảng 1 tuần, cùng lắm là đến 1,2 tháng.

Điều này là hoàn toàn sai. Vì phân tích kĩ thuật dựa trên việc nghiên cứu biến động giá trong quá khứ, dữ liệu từ quá khứ đóng vai trò then chốt để tiến hành dự đoán xu thế giá trong tương lai. Phương pháp phân tích này đòi hỏi nhà phân tích cũng như nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về giá tối thiếu vài năm trở về trước. Thậm chí, nhiều nhà phân tích còn bật biểu đồ Weekly, Monthly để quan sát tổng quan dữ liệu giá. Có phải bạn chỉ bật biểu đồ Daily và quan sát diễn biến giá chỉ trong 1,2 tháng? Nếu phải thì bạn hãy thay đổi đi nhé. (Bạn nên nhìn biểu đồ tối thiểu 6 năm để nắm được dữ liệu giá quá khứ)

 

Không có kiến thức chuẩn

Khi mới nhập môn chứng khoán, đa phần mọi người sẽ:

  • Tìm đọc các cuốn sách chứng khoán của các tác giả nổi tiếng như Warrent Buffet, William O’neil, Fisher và làm theo nó. Kết quả là đa phần đều không thể đầu tư được. Vì, những bậc đầu tư giỏi như vậy, họ sẽ không bao giờ tiết lộ hết bí kíp đầu tư của mình đâu, họ sẽ bẫy bạn đấy.
  • Ngoài đọc sách, bạn chắc hẳn cũng lên mạng tìm đọc các trang dạy về chứng khoán? Và nhiều bạn sau khi cày cục 1 đống trang web kia cũng phải thú nhận rằng, họ chả biết kiến thức nào quan trọng, kiến thức nào trôi nổi nữa và bị mất phương hướng.

Trong phân tích kĩ thuật, các chuyên gia khuyên bạn nên tiếp cận và học từ kiến thức chuẩn nhất  là Bộ giáo trình CMT của hiệp hội phân tích kĩ thuật Hoa Kì. Đây là bộ “Kinh thư chính tông” của phương pháp phân tích này. Ngày nay các giám đốc quỹ đầu tư rất coi trọng yếu tố phân tích kỹ thuật khi ra quyết định đầu tư. Ở Wall Street, chứng chỉ CFA (phân tích cơ bản) có thể đem lại công việc cho bạn, nhưng để giữ được công việc đó, bạn cần chứng chỉ CMT (phân tích kỹ thuật).

Không có huấn luyện viên và môi trường tốt để thực hành

Cho dù ngày càng nhiều người đầu tư chứng khoán quan tâm, số lượng chuyên gia giỏi phân tích kĩ thuật ở Việt Nam vẫn không có nhiều. Để giỏi phương pháp phân tích này cần 2 yếu tố: một huấn luyện viên giỏi và một môi trường tốt để thực hành.

Ngoại trừ trader chuyên nghiệp đều được đào tạo đặc biệt tại các văn phòng phân tích của các quỹ đầu tư, đa số các nhà đầu tư cá nhân không có một môi trường thực hành đầu tư chuyên nghiệp. Các khóa đào tạo chuyên sâu phân tích kĩ thuật ở nước ngoài đa phần đều rất đắt đỏ (5000 – 10000 USD cho 1 khóa ngắn hạn) khiến khả năng tiếp cận với các chuyên gia lớn của người Việt Nam bị hạn chế.

Để chủ động hơn trong đầu tư , các bạn hãy tham gia ngay các khóa học mà Fibonacci Academy đang đào tạo học thực chiến – với học phí đáng đồng tiền bát gạo và mồ hôi công sức mà các bạn bỏ ra , để chúng ta chủ động hơn , không bị lệ thuộc vào bất kỳ ai , đầu tư cả đời chứ không phải ngày 1 ngày 2 vì vậy Kiến thức là rất quan trọng . Đầu tư cho tri thức là đầu tư khôn ngoan nhất !

  • KHÓA HỌC : Phân Tích Kỹ Thuật Chứng Khoán Thực Chiến : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : Bí quyết vàng trong lướt sóng chứng khoán  : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : TRADE COIN THỰC CHIẾN : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : FOREX – trading theo phương pháp liên thị trường : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • Tham gia cộng đồng các nhà đầu tư Fibonacci : TẠI ĐÂY

” ĐẦU TƯ VÀO TRI THỨC SẼ ĐEM LẠI LỢI NHUẬN CAO NHẤT ” – BENJAMIN FRANKLIN

Tags: , , , , , , ,