VÌ SAO CHỌN PHÂN TÍCH KỸ THUẬT?
     
Vì Sao Chọn Phân Tích Kỹ Thuật? Tại sao lại không phải là phân tích cơ bản? Câu trả lời của mỗi trường phái và cuộc tranh luận sôi nổi không kém phần gay gắt giữa đôi bên để bảo vệ luận điểm cho trường phái của mình từ xưa đến nay vẫn chưa có hồi kết. Bởi vì thực tế mỗi trường phái đều có những ưu nhược điểm riêng. Với cá nhân mình thì bạn theo cái nào cũng được, nhưng đã theo thì hãy theo tới tận cùng bạn mới có thành quả.
Vậy tại sao cá nhân mình lại chỉ chọn Phân Tích Kỹ Thuật? không chọn PTCB mà cũng không phải là sự kết hợp của cả 2? Vì quan điểm của cá nhân mình là “đã chọn cái gì thì theo tới cùng cái đó”, khi năng lực cá nhân có giới hạn – ít nhất là với bản thân mình, thì mình chỉ xác định làm thật tốt 1 cái trước đã, nghiên cứu, đào sâu nó, rèn luyện với nó tới khi nào thành thạo hoàn toàn…rồi mới tính tiếp cái thứ 2. Thực tế suốt mấy năm qua bản thân mình chỉ luyện PTKT áp dụng vào Chứng khoán và Forex  nhưng càng học hỏi càng nhận thấy mình quá nhỏ bé trong bể học vô bờ bến, đích đến cũng đã nhìn thấy nhưng mới chỉ “lấp ló” xa xa chứ chưa chạm tay vào được nó. Và thực sự mình tin PTKT khi luyện tới mức tận cuối con đường thì nó hoàn toàn có thể mang lại thành quả xứng đáng.
Sau đây là những lý do mình lựa chọn PTKT:

– PTKT đáp ứng được mục tiêu là dự đoán xu thế của giá trong tương lai. Nó dựa trên nghiên cứu diễn biến của giá trên đồ thị.

– Mọi thông tin gây nên biến động giá cả, mọi lý do tăng giảm giá, sự mất cân bằng cung cầu chắc chắn đều phải phản ánh lên biểu đồ giá, vậy – trung tâm của “vũ trụ” chính là giá, chỉ giá mà thôi vì giá là biểu hiện chân thực nhất mọi thông tin. Nếu có tin tức đáng lưu tâm và có sự ảnh hưởng về nội tại, về cả yếu tố khách quan (PTCB, Tin tức,…) thì cuối cùng cũng phải BIỂU HIỆN ra bằng sự biến động của đường giá. Vậy chỉ nghiên cứu giá và các vấn đề xoay quanh giá (PTKT), chúng ta sẽ không nhất thiết phải nắm bắt những thông tin khác gây ảnh hưởng lên giá, hay nói cách khác PTKT LÀ CẦN VÀ ĐỦ trong phân tích và dự báo biến động giá.

– Thực tế đã chứng minh bạn chỉ cần nắm PTKT và hiểu rõ về nó, biết vận dụng nó 1 cách hợp lý và nhuần nhuyễn thì bạn sẽ gặt hái được thành quả xứng đáng. Những nhà đầu tư thành công nhờ PTKT cũng ngày càng nhiều như nấm mọc sau mưa (bạn sẽ dễ dàng tìm thấy họ trên google).

– PTKT có tiên đề khẳng định “lịch sử sẽ lặp lại” – Tức là những diễn biến thị trường đã xảy ra trong quá khứ có nhiều khả năng sẽ lặp lại trong tương lai, được biểu hiện rõ nét qua các dạng mẫu hình tiêu biểu trên biểu đồ giá, những mẫu hình thường xảy ra này đã được thống kê, nghiên cứu, đúc kết và kiểm chứng độ tin cậy từ hàng trăm năm qua. Điều này hoàn toàn hợp lý khi PTKT có liên quan mật thiết đến vấn đề nghiên cứu tâm lý con người, mà tâm lý – thói quen – bản tính con người thì thường khó thay đổi do vậy những tác động của tâm lý con người (cụ thể là những trader tham gia trong thị trường) lên diễn biến thị trường cũng sẽ có những sự lặp lại. Đây là lý do cũng là yếu tố cần lưu ý trong việc nghiên cứu giá quá khứ để dự đoán diễn biến giá trong tương lai bằng việc sử dụng Phân tích kỹ thuật biểu đồ.

– PTKT có tính linh hoạt rất cao, chúng ta chỉ cần học PTKT chuyên sâu, với duy nhất 1 công cụ PTKT bạn có thể tiếp cận tới rất nhiều thị trường hàng hóa khác nhau (trong khi điều này thì Phân tích cơ bản (PTCB) gần như là ko thể, với PTCB thì tương ứng 1 thị trường – 1 loại hàng hóa bạn sẽ phải tiếp cận với 1 khối lượng lớn những kiến thức mới đặc thù riêng biệt). 

Tham khảo ngay các khóa học Phân Tích Kỹ Thuật do Fibonacci Academy tổ chức ngay Tại đây !