BÍ QUYẾT VÀNG : PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH BREAK OUT TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN .

               Trong đầu tư chứng khoán, việc lựa chọn thời điểm Mua là vô cùng quan trọng. Cho dù cổ phiếu tốt đến đâu, nhưng nếu mua sai thời điểm thì bạn sẽ vẫn bị thua lỗ như thường .

Tất nhiên, trong dài hạn cổ phiếu sẽ phục hồi, nhưng như vậy, bạn đã bỏ phí cơ hội vì mua sai thời điểm.

Trong phân tích kỹ thuật, có khá nhiều chỉ báo để xác nhận tín hiệu mua bán cổ phiếu. Trong đó có một phương pháp được nhiều nhà đầu tư sử dụng, đó là giao dịch Break out.

Phương pháp này giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro, không quá đau mắt và loạn tâm lý khi nhìn vào hàng loạt chỉ báo trên biểu đồ giá.

A. GIAO DỊCH BREAKOUT TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ?

Bản chất của phương pháp này là :

  • Tín hiệu mua vào khi giá tăng mạnh với khối lượng lớn vượt qua kháng cự .
  • Tín hiệu bán khi giá giảm qua các mốc hỗ trợ .
  • Kháng cự là các đỉnh trong quá khứ hoặc đường thẳng nối các đỉnh . Đường nối các đỉnh có thể là đường Kênh trong xu hướng tăng hoặc đường Trend line giảm trong xu hướng giảm , hoặc là đường nối các đỉnh xêm xêm bằng nhau .
  • Hỗ trợ là các đáy hoặc đường nối các đáy . Đường nối các đáy có thể là đường Trendline trong xu hướng tăng hoặc đường Kênh trong xu hướng giảm , hoặc cũng có thể là đường nối các đáy xêm xêm bằng nhau 

B. CÁC KIỂU BREAKOUT TRONG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN 

        Trong phân tích chúng ta thường gặp 2 loại Phá vỡ điển hình đó là Phá vỡ ra khỏi 1 xu hướng tăng giảm trước đó và loại phá vỡ thứ 2 là Phá vỡ ra khỏi các Mô hình giá điển hình như mô hình Tam giác , mô hình hộp chữ nhật , side way …..

1. Phá vỡ ra khỏi 1 xu hướng tăng giảm trước đó .

Sự phá vỡ ra khỏi 1 xu hướng tăng giảm trước đó được hiểu nôm na là khi giá tăng mạnh khối lượng lớn vượt ra khỏi Kháng cự của đường kênh trong xu hướng tăng hoặc vượt qua đường Trend line của xu hướng giảm thì chúng ta có thể xem xét tín hiệu mua vào . Và sự phá vỡ thủng Hỗ trợ khi giá giảm qua đường Trend line trong xu hướng tăng hoặc đường kênh trong xu hướng giảm thì xem xét bán cổ phiếu ra ngay . Chúng ta cùng lấy ví dụ nào !

Trường hợp 1: Phá vỡ khỏi kênh xu hướng tăng – tín hiệu mua vào.

Ở 2 ví dụ trên chúng ta thấy rằng giá cổ phiếu sau khi tăng mạnh kèm khối lượng lớn vượt qua đường kênh tăng , đây cũng là lúc mà giá vào thời kỳ tăng mạnh , mua vào khi giá vượt qua kênh tăng như này NĐT thường sẽ kiếm được lợi nhuận khá cao chỉ trong thời gian ngắn và chiến lược sử dụng vốn khá hiệu quả .

Trường hợp 2: Break out ra khỏi đường Trend line giảm – báo hiệu xu hướng đảo chiều giảm sang tăng – Tín hiệu mua vào .

Ở trường hợp này giá cổ phiếu tăng vượt qua đường trend line ( đường nối các đỉnh giảm dần ) – đường này đóng vai trò là đường Kháng cự –  Giá tăng mạnh khối lượng lớn cho tín hiệu mua vào .

Trường hợp 3: Giá giảm Break out ra khỏi đường Trend line tăng ( là đường nối các đáy cao dần ) đóng vai trò là đường Hỗ trợ – tín hiệu bán cổ phiếu ra ngay

Trường hợp 4 : Giá giảm break out ra khỏi đường kênh giảm – cho tín hiệu của 1 xu hướng giảm mạnh hơn xu hướng trước đó ở trong kênh . Tín hiệu này nên bán cổ phiếu ra ngay .

2. Phá vỡ ra khỏi các mô hình giá điển hình .

Phá vỡ ra khỏi các mô hình giá điển hình về bản chất vẫn là Khi giá tăng mạnh khối lượng lớn vượt qua kháng cự thì xem xét mua , còn khi giá giảm thủng hỗ trợ thì NĐT nên xem xét bán cổ phiếu ra , tuy nhiên ở trường hợp này chúng ta vẽ nên các mô hình để có thể xác định điểm BREAK cũng như các hỗ trợ và kháng cự 1 cách dễ dàng hơn . Break out qua các mô hình thường gặp như mô hình tam giác , mô hình hộp chữ nhật hay side way , mô hình 2 đỉnh 2 đáy ….. nhưng tựu chung lại là tăng vượt Kháng cự với khối lượng lớn thì xem xét mua và giảm thủng hỗ trợ thì xem xét bán cổ phiếu ra . Chúng ta cùng đi nghiên cứu 1 số ví dụ sau .

Trường hợp 1 : Giá Break out ra khỏi mô hình tam giác .

Mô hình tam giác là mô hình được hình thành bởi 1 đường xu hướng giảm ( nối các đỉnh thấp dần ) đóng vai trò là đường Kháng cự , và 1 đường trend line tăng nối các đáy cao dần hoặc các đáy bằng nhau – đóng vai trò là đường Hỗ trợ , về bản chất thì khi giá tăng mạnh + kèm vol lớn vượt qua Kháng cự sẽ cho chúng ta điểm mua vào , và khi giá giảm thủng hỗ trợ sẽ cho chúng ta tín hiệu bán ra . Ở mô hình tam giác này thực chất với trường hợp giá tăng vượt kháng cự thì không khác gì trường hợp giá tăng vượt đường Trend line giảm ở phần trên đã viết, bởi kháng cự trong mô hình tam giác này cũng là 1 đường trend line giảm . Tuy nhiên tôi vẫn viết cụ thể ví dụ này để các bạn nắm rõ hơn .

        Ví dụ: Giá cổ phiếu tăng vượt kháng cự là đường Trend line giảm với khối lượng đột biến – cho tín hiệu Mua vào .

           Ví dụ: Giá cổ phiếu giảm mạnh thủng qua đường Hỗ trợ ( nối đáy ) của mô hình Tam giác – cho tín hiệu bán cổ phiếu ra ngay .

 

Trường hợp 2: Giá Break out ra khỏi mô hình chữ nhật .

Mô hình chữ nhật còn có thể gọi là mô hình giá cổ phiếu đi ngang hoặc side way , hoặc giá tăng giảm trong biên độ hẹp loanh quanh có vùng đỉnh vày đáy bằng nhau . Tín hiệu mua với mô hình này là khi giá tăng mạnh kèm vol lớn ( lớn hơn bình quân 20 cây nến trước đó ) vượt qua kháng cự là đường nối các đỉnh bằng nhau . Tín hiệu bán với mô hình này là khi giá giảm thủng đường Hỗ trợ tức là giảm thủng đường nối các đáy bằng nhau .Hình chữ nhật được xem như một khung giao dịch, khu vực củng cố về giá chứng khoán. Hình mẫu hình chữ nhật chỉ hoàn thiện cho tới khi “breakout” xuất hiện. Khi đó, giá vượt ra khỏi đường biên trên hoặc dưới một cách dứt khoát và chỉ ra hướng phát triển của xu hướng.

Ví dụ 1 : Giá tăng mạnh vượt ra đường biên trên của mô hình chữ nhật .Tín hiệu mua vào.

Ví dụ 2 : Giá giảm mạnh breakout vượt ra đường biên dưới của mô hình chữ nhật .Tín hiệu bán ra.

C . NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI GIAO DỊCH CỔ PHIẾU THEO PHƯƠNG PHÁP BREAKOUT

Trong phương pháp giao dịch break out này để tránh gặp phải những break đểu khiến chúng ta bị lầm tưởng và dẫn đến thua lỗ thì chúng ta cần quan tâm một số vấn đề như sau :

Vấn đề 1 : Điều kiện về khối lượng khi  break out .

Trường hợp tăng break kháng cự – tín hiệu mua vào : Để tránh mua phải những pha break đểu thì khối lượng là điều rất quan trọng , với trường hợp giá break out qua khỏi kháng cự thì điều kiện quan trọng là tại điểm giá break đó giá phải tăng mạnh kèm với khối lượng lớn . Khối lượng lớn cho biết giá đã tích lũy đủ và dồn đủ sức đủ lực break ra khỏi kháng cự . NĐT hình dung kháng cự giống như những chướng ngại vật trên đoạn đường chạy điền kinh , để vượt qua được các chướng ngại vật đó chúng ta phải lấy đà , dồn hết sức lực để vượt qua chướng ngại vật và về đích . Trong đầu tư chứng khoán cũng vậy các kháng cự giống như những chướng ngại vật , bởi các đỉnh trước đó có một số NĐT mua vào tại đó và bị kẹt hàng , khi giá tăng hồi lên họ sẽ bán ra để hòa vốn . Vậy để tránh gặp break out kháng cự đểu  thì điều kiện tiên quyết là tại điểm tăng break đó giá cổ phiếu phải tăng mạnh kèm khối lượng lớn , khối lượng thường phải lớn hơn bình quân của 20 phiên trước đó .

Trường hợp giảm break out thủng hỗ trợ – tín hiệu bán ra : Với trường hợp giảm thủng qua hỗ trợ nếu giá giảm mạnh kèm khối lượng lớn cho ta biết giá sau đó sẽ tiếp tục giảm mạnh , lúc này nên bán cổ phiếu ra ngay . Khối lượng lớn càng giúp chúng ta tự tin và chắc chắn xu hướng sau đó sẽ tiếp tục giảm mạnh . Đôi khi một số trường hợp giá giảm không có kèm khối lượng lớn , đây cũng là dấu hiệu cho tín hiệu giảm , có thể giá sẽ không giảm mạnh . Nhưng dù không kèm khối lượng lớn thì xu hướng giảm là điều chắc chắn xảy ra , NĐT tưởng tượng hiện tượng giảm giá giống như nhảy lầu , nhảy lầu đâu cần phải dồn sức dồn lực nhưng đã rớt thì …

Vấn đề 2 : Lựa chọn điểm Mua – Bán hiệu quả 

Để lựa chọn và canh được điểm mua bán hiệu quả , chúng ta cần lưu ý như sau :

Trường hợp tăng break kháng cự – tín hiệu mua vào : Khi giá cổ phiếu Break out với giá tăng mạnh kèm khối lượng lớn vượt qua kháng cự thì sau phiến ấy giá có thể sẽ giảm xuống 1 chút xíu để test lại kháng cự , và lúc này kháng cự trước đó sẽ là Hỗ trợ mới , NĐT có thể canh mua quanh điểm gần hỗ trợ mới này để có hiệu quả về điểm mua . Đôi khi sau phiên break out khỏi kháng cự giá sẽ thường tăng mạnh luôn mà không giảm để test lại , NĐT nên xem xét mua cổ phiếu vào ngay .

Ví dụ : Giá tăng vượt kháng cự sau đó quy lại giảm nhẹ test kháng cự đó . ( Kháng cự cũ lúc trước là Hỗ trợ mới lúc sau ).

Ví dụ : Giá tăng vượt kháng cự sau đó tăng mạnh luôn mà không có test lại .

Trường hợp giảm break Hỗ trợ – Tín hiệu bán ra : Khi giá cổ phiếu Break out với giá giảm mạnh kèm khối lượng lớn giảm qua Hỗ trợ thì sau phiên ấy giá có thể sẽ hồi lên 1 chút xíu để test lại Hỗ trợ , và lúc này Hỗ trợ trước đó sẽ là Kháng cự mới , NĐT có thể canh bán quanh điểm gần kháng cự mới này để có hiệu quả về điểm bán giảm thiểu thua lỗ . Đôi khi sau phiên giảm break out khỏi Hỗ trợ giá sẽ thường giảm mạnh luôn mà không hồi lại để test , NĐT nên xem xét bán cổ phiếu ra ngay .

Ví dụ : Giá giảm thủng Hỗ trợ sau đó quy lại hồi nhẹ test Hỗ trợ đó . ( Hỗ trợ cũ lúc trước là Kháng cự mới lúc sau) .

Ví dụ : Giá giảm thủng Hỗ trợ và giảm mạnh luôn không có hồi để test lại .

LƯU Ý: Để sử dụng hiệu quả phương pháp này , chúng ta cần có 1 bộ lọc ĐỘT BIẾN KHỐI LƯỢNG lọc trên phần mềm Amibroker , bộ lọc có thể giúp chúng ta đãi cát tìm vàng , tìm được các cổ phiếu tăng mạnh khối lượng lớn Break out ra khỏi kháng cự , bởi cả thị trường có hàng ngàn cổ phiếu , nếu đi tìm thủ công thì sẽ mất quá nhiều thời gian và không hiệu quả . Mời anh chị em NĐT tham khảo khóa học Bí quyết Vàng trong lướt sóng cổ phiếu do Fibonacci Aacademy tổ chức để có được bộ lọc miễn phí do chúng tôi tặng nhé !

  • Để chủ động hơn trong đầu tư , các bạn hãy tham gia ngay khóa học PTKT A-Z ad đang tổ chức hoặc khóa học Bí quyết Vàng trong lướt sóng chứng khoán – với học phí đáng đồng tiền bát gạo và mồ hôi công sức các bạn bỏ ra , để chúng ta chủ động hơn không bị lệ thuộc vào bất kì ai , đầu tư cả đời chứ không phải ngày 1 ngày 2 vì vậy kiến thức là rất quan trọng . Đầu tư cho tri thức là đầu tư khôn ngoan nhất – với lợi nhuận lâu dài !

THAM KHẢO KHÓA HỌC:  TẠI ĐÂY