ĐƯỜNG TRUNG BÌNH – MOVING AVERAGE
ĐƯỜNG TRUNG BÌNH
- Đường trung bình MA là chỉ báo được dùng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật.
- MA hiển thị giá trị trung bình của giá chứng khoán trên số phiên giao dịch được xét.
- MA được sử dụng để đo lường đà tăng giá hoặc giảm giá hay cũng có thể dùng để định nghĩa những vùng hỗ trợ hay kháng cự thích hợp và hợp lý với tình hình hiện tại.
Đường trung bình MA có các kiểu phổ biến sau:
- Đường trung bình đơn giản – Simple Moving Average (SMA).
- Đường trung bình theo số mũ – Exponential Moving Average (EMA).
- Đường trung bình theo trọng lực – Weighted Moving Average (WMA).
- Đường trung bình ba bên TMA – Triangular Moving Average (TMA).
Đường trung bình đơn giản (SMA)
- SMA được xem là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và được nhiều người tin dùng nhất.
- SMA được sử dụng phần lớn vào việc nhận biết hướng đi của đường giá. Đôi khi cũng được sử dụng để phát hiện những tín hiệu mua và bán.
- SMA là giá trị trung bình mang tính chất thống kê.
Đường trung bình SMA đóng vai trò như đường hỗ trợ – Tín hiệu mua .
- Khi đường giá đang có xu hướng tăng giá và vẫn tồn tại xu hướng này thì đường SMA cũng sẽ có khuynh hướng tăng.
- Đường giá cũng đã đôi lần thử thách sự gia tăng của SMA, sau khi có không ít lần đường giá đã chạm vào đường SMA và bật lên (SMA đóng vai trò như là đường hỗ trợ động).
- Sau khi mua tại điểm va chạm trên thì đường giá lại tăng giá trở lại.
Đường trung bình SMA đóng vai trò như đường kháng cự – Tín hiệu bán .
- Tại những lúc đường giá có xu hướng giảm giá thì SMA cũng có khuynh hướng giảm.
- Đường giá sẽ thử thách đường SMA, khi đã nhiều lần vượt lên trên đường SMA nhưng đều thất bại (SMA đóng vai trò như là đường kháng cự động).
- Sau khi bán tại các điểm trên thì đường giá lại có những phiên điều chỉnh giảm .
Sự giao cắt của các đường trung bình .
- Sự giao cắt của các đường trung bình là cách sử dụng rất phổ biến của các nhà đầu tư.
- Sự giao cắt xảy ra khi 1 đường trung bình nhanh hơn (là đường trung bình sử dụng ít phiên giao dịch hơn) giao cắt và nằm trên đường trung bình chậm hơn (là đường trung bình sử dụng nhiều phiên giao dịch hơn), sự giao cắt này được coi là sự giao cắt làm tăng giá (thuận lợi).
- Ngược lại, nếu cắt và nằm dưới thì được xem là sự giao cắt làm giảm giá (bất lợi).
- SMA(40) có khuynh hướng tăng biểu thị xu hướng tăng giá là khá mạnh. Tín hiệu mua được xác nhận khi đường trung bình ngắn hạn SMA(20) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn SMA(40). Và tín hiệu bán xuất hiện khi đường SMA(20) cắt và nằm dưới đường SMA(40)
- Rất nhiều nhà đầu tư muốn có thêm 1 tín hiệu nữa để xác nhận sự chắc chắn khi sử dụng sự giao cắt giữa 2 đường trung bình. Vì thế việc sử dụng sự giao cắt giữa 3 đường trung bình được ra đời để thoả mãn yêu cầu trên.
Đường trung bình hàm số Mũ (EMA).
- EMA có tác dụng để đo sức nặng giá hiện hành xem coi có nặng hơn giá trong quá khứ hay không?
- EMA có thể đánh giá nhanh sự dao động giá hơn là đường SMA.
- Chính vì thế nó cũng có nhiều điểm bất lợi hơn bởi vì EMA có độ dốc hơn đường SMA (cho nhiều tín hiệu sai).
Đường trung bình hàm số Mũ (EMA) và ( SMA )
- EMA được sử dụng để xác nhận sự đảo chiều của đường giá ở những nơi mà SMA cho những tín hiệu chưa chắc chắn hoặc trễ.
- EMA được nhiều nhà đầu tư sử dụng hơn là đường SMA. Bởi vì mỗi 1 nhà đầu tư đều có những lý lẽ tán thành hay phản đối những quyết định lựa chọn cách sử dụng đường trung bình.
- Những tín hiệu mua bán tương tự như đường SMA .
Sưu tầm và biên soạn : Fibonacci Academy