5 LỖI PHÂN TÍCH KỸ THUẬT MÀ CÁC TRADER THƯỜNG XUYÊN MẮC PHẢI

Phân tích kỹ thuật là một điều không hề dễ, đặc biệt là trong lĩnh vực thị trường tài chính và cụ thể là với các trader. Dưới đây là “Top 5 lỗi phân tích kỹ thuật hay mắc phải!” mà mọi người nên biết.

 

Phân tích kỹ thuật không hề đơn giản

Đối với người mới bắt đầu, họ đặc biệt khó khăn khi thấy các bài phân tích kỹ thuật (PTKT) được thực hiện theo nhiều cách khác nhau trên Google và các nền tảng khác, nơi các nhà phân tích chia sẻ công việc của họ.

Không có riêng một cách nào để thực hiện PTKT hoàn toàn chính xác. Cũng như việc tồn tại một mẹo nào, hay chỉ báo nào mà có thể luôn luôn đưa ra những phân tích chính xác có thể đảm bảo việc kiếm lời cho bạn, là hoàn toàn không có.

Bài viết này nhằm vào những người mới bắt đầu PTKT và luôn chăm chỉ thực hành phân tích biểu đồ của họ.

Danh sách này chúng tôi đưa ra là không đầy đủ, và chắc chắn rằng chúng tôi đã bỏ lỡ một số điều quan trọng.

Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu.

Đây là 5 điều, mà chúng tôi mong những người mới nên tránh, để có thể giảm thiểu đi những rủi ro, thiệt hại không đáng có.

1. Không sử dụng các khung thời gian lớn!

Việc dựa vào một khung thời gian thấp chẳng khác gì bạn đặt mình trong một cái đáy giếng cả.

Điều này có vẻ khá rõ ràng, hầu như các câu hỏi mà mọi người thường dành cho tôi chủ yếu là các phân tích về khung thời gian thấp như 1H hay thấp hơn nữa.

Để có cái nhìn tổng quát, bạn cần quan sát ở các khung thời gian lớn hơn nữa. Mở các Chart ra và điều chỉnh thời gian về 1D hay lớn hơn nữa là 1W để bạn có thể nhìn thấy các đồ thị giá di chuyển như thế nào trong lịch sử và xu hướng hiện tại sẽ đi về đâu, đó là những thông tin đặc biệt quý giá mà không phải ai cũng biết.

Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nhìn vào xu hướng dài hạn để phán đoán xu hướng, các đường downtrend/uptrend, các mốc giá quan trọng kháng cự, hỗ trợ.

Nếu bạn thường hay sử dụng các chỉ báo để thực hiện các phân tích của mình, các khung thời gian lớn hơn sẽ thể hiện chính xác và đầy đủ hơn tính năng của các chỉ báo này. Đơn giản như việc bạn xem xét đường EMA-20 của khung 1D chắc chắn sẽ thể hiện đúng vai trò của nó hơn so với trong khung 1H.

Nếu bạn thường sử dụng các mô hình giá để thực hiện các phân tích của mình. Mô hình giá ở các khung thời gian càng lớn sẽ càng bớt nhiễu và độ tin cậy càng cao hơn.

Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào để phân tích, nhìn vào khung thời gian càng lớn sẽ mang lại rất nhiều điểm cộng.

Tóm lại, những trader chập chững vào nghề thường có xu hướng nhìn vào các Chart với khung giờ thấp, bỏ đi cái nhìn tổng quát, tiệm cận mà các khung giờ lớn mang lại.

2. Xem các vùng kháng cự hay hỗ trợ là các đường ở những điểm cụ thể!

Kháng cự hay hỗ trợ là một vùng giá (zone) nơi mà người mua kẻ bán thực hiện các giao dịch của mình, đó không phải là một đường thẳng bạn kẻ vạch ra và cho đó là một đường kháng cự hay hỗ trợ lớn.

Do đó, khi bạn muốn kẻ ra các đường kháng cự hay hỗ trợ trên một biểu đồ, tốt nhất là bạn nên nghĩ chúng là các vùng giá nơi mà các Bull/Bear tranh đấu để giành giật từng giá trị một.

Bạn sẽ không thể vẽ các đường line của bạn giống của những người khác. Ngoài ra, các trader thường không đặt lệnh bán hay mua ở các điểm chính xác định sẵn.

Nếu bạn xem rằng các line mà bạn vẽ ra là những vùng breakout/breakdown thì bạn sẽ dễ dàng bị cá voi hay thị trường loại bỏ. Điều này có nghĩa là gì?

Đơn giản thôi, nếu bạn đặt các lệnh mua bán của mình ở các single line mà bạn cho rằng đây là các kháng cự hay hỗ trợ. Điều này sẽ làm cho các lệnh Stoploss của bạn dễ dàng kích hoạt khi thị trường chỉ cần đẩy giá qua các điểm này.

Tóm lại: Khi bạn vẽ các đường hỗ trợ hay kháng cự trong đồ thị giá, cần phải nghiêm ngặt quan sát các đường kẻ này, linh hoạt thay đổi khi giá bắt đầu chạm vào các đường này. Sử dụng các khung thời gian cao hơn loại bỏ tín hiệu nhiễu.

3. Nhìn vào đâu cũng muốn Trade.

Nếu đó là một Setup cực kì đẹp với các phân tích phù hợp với chiến lược của bạn, tất nhiên chả dại gì mà bỏ qua cơ hội ngàn vàng đó đúng không?

Tuy nhiên những thanh niên chập chững vào nghề thì nhìn chart của bất kì Coin nào cũng thấy đó là điểm vào lệnh đẹp rồi, giá bây giờ là đáy rồi, bây giờ mà không mua thì hối hận cả đời. Cả đống người đã vấp phải trường hợp này rồi phải không?

Điều tôi cần nói ở đây chính là việc một người mới bỏ lỡ cơ hội kiếm lời càng nhiều thì càng tốt, luyện tập các kỹ năng, đưa ra các nhận định, phân tích và lựa chọn bước vào thị trường khi mọi phân tích đang đi đúng hướng bạn đề ra. Không cứ phải trade càng nhiều thì càng tốt nhé, đấy gọi là Overtrade và càng dễ bay tài khoản hơn đấy.

4. Quá lạm dụng các chỉ báo

Quá nhiều người mới thường lạm dụng các chỉ báo và giữ cho mình suy nghĩ cứ phân tích với càng nhiều chỉ báo thì càng chính xác để trade.

Tuy nhiên đây lại là một quan điểm sai lầm, cái gì nhiều chưa chắc đã tốt, việc bạn thấu hiểu cặn kẽ về một chỉ báo sẽ giúp bạn phát huy hết tiềm năng của nó.

Đối với tôi, khi bắt đầu tham gia vào thị trường, việc đầu tiên khi tôi muốn phân tích một mô hình giá đó là chỉ để mỗi đồ thị giá mà không thêm vào bất cứ chỉ báo nào khác.

Bằng cách này, bạn có thể xem xu hướng giá giao động như thế nào và sau đó thêm vào các chỉ báo để đưa ra các phân tích giá sẽ bị tác động như thế nào đối với các chỉ báo đưa ra.

Bạn có biết được rằng RSI có thể sử dụng trong range từ 70/30 để xác định điểm vào/thoát lệnh? Vượt mức giá trị trung bình, phân kì, trendline, failure swings (thay đổi thất bại) và nhiều hơn thế nữa?

Có thể bạn biết, nhưng nhìn vào các phân tích mà hàng loạt người vẫn chia sẽ đầy trên các trang mạng xã hội và họ chỉ đưa ra chủ yếu là vùng quá bán/quá mua. Quả thực là lãng phí khi các phân tích vẫn còn làm được nhiều hơn thế từ RSI.

Tôi sẽ chả bao giờ học phân tích từ những người chỉ biết vẽ Ichimoku để phân tích, chẳng biết tí tẹo gì về xác định hỗ trợ, kháng cự.

Tóm lại: Biết về hành động giá trước, sau đó thì từ từ tìm hiểu về từng Indicator và “master” mỗi chỉ báo từng cái một.

5. Đừng quá cứng nhắc theo cách phân tích của một ai đó!

Sẽ rất tuyệt nếu bạn đưa ra các phân tích, vào lệnh và kiếm lời từ cách phân tích của mình đúng không? Điều này tất nhiên ai cũng thích, tuy nhiên điều này chưa hoàn toàn đảm bảo rằng bạn có thể “sống sót” trong các trường hợp khác.

Sử dụng các phương pháp khác nhau sẽ đảm bảo cho việc linh động trong thị trường, tăng khả năng tồn tại của bạn!

Một khi bạn đã nắm bắt cái căn bản về hành động giá, xác định các kháng cự, hỗ trợ. Đưa ra các phân tích kết hợp các thông tin từ các chỉ báo sẽ đảm bảo cho việc phân tích chính xác hơn.

Tôi đã khăng khăng giữ cho mình quan điểm rằng, biết Ichi và mô hình giá là đủ để sống sót rồi. Tuy nhiên, từ khi biết đến levels, Swing highs/lows tôi đã thấy việc kết hợp và ứng dụng vào phân tích mang lại nhiều thông tin và độ tin cậy lớn hơn.

Việc xây dựng nhiều Style khác nhau sẽ tìm cho bạn kiểu nào phù hợp nhất cho bạn, học thêm các mô hình khác nhau, nhìn thấy được các phân tích mà các Trader khác chia sẽ theo phong cách khác nhau.

Tham khảo Tradingig/Medium
Biên tập lại bởi Fibonacci.edu.vn