FIBONACCI TRONG PTKT ĐỂ BẮT ĐÁY – CHỐT LỜI HIỆU QUẢ

Dãy số Fibonacci xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ khoa học, nghệ thuật cho đến đầu tư tài chính. Đặc biệt trong chứng khoán, Fibonacci được xem là công cụ phân tích kỹ thuật dùng để nhận biết các mức kháng cự, hỗ trợ từ đó đưa ra quyết định đặt lệnh hiệu quả. Vậy cụ thể, Fibonacci là gì? Cách áp dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật như thế nào? Hãy cùng Fibonacci Academy  tìm hiểu ngay sau đây.

FIBONACCI LÀ GÌ ?

Fibonacci là dãy số tự nhiên được bắt đầu với hai phần tử là 0 và 1 hoặc 1 và 1. Các thành phần tiếp theo của dãy số được xây dựng theo quy tắc giá trị số sau luôn bằng tổng giá trị của 2 số liền trước nó. Dãy số Fibonacci gồm: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 510,…

Dãy số này được đặt theo tên của nhà toán học tài ba thời Trung cổ – Fibonacci. Dãy số đã được công bố lần đầu tiên vào năm 1202 trong cuốn sách Liber Abacci. Từ dãy số Fibonacci, người ta cũng tìm ra khái niệm Tỷ lệ vàng (The Golden Ratio). Khi bạn làm phép chia 2 số liên tiếp bất kỳ trong dãy số Fibonacci đều sẽ được kết quả xấp xỉ bằng 1,618, đây chính là con số tỷ lệ vàng. Độ chính xác sẽ càng tăng lên nếu hai số liên tiếp của phép chia được lựa chọn càng lớn.

Vậy chỉ báo Fibonacci được sử dụng như thế nào trong chứng khoán? Trong phân tích kỹ thuật, Fibonacci được xem là một công cụ giúp xác định các ngưỡng quan trọng trong quá trình biến động giá của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư thường sử dụng Fibonacci để nhận biết mức hỗ trợ, kháng cự hay điểm ra vào lệnh.

  • Mức hỗ trợ: là vùng giá mang xu hướng giảm được kỳ vọng trong tương lai sẽ đảo chiều thành tăng. Khi giá đang giảm nhưng lại tăng đột ngột thì vùng giá thấp nhất trước khi tăng sẽ được xem là vùng hỗ trợ. Đây là thời điểm mà sức mua lớn hơn sức bán.
  • Mức kháng cự: là vùng giá mang xu hướng tăng được kỳ vọng trong tương lai sẽ đảo chiều thành giảm. Khi giá đang tăng nhưng lại đột ngột giảm thì vùng giá cao nhất trước khi giảm sẽ được xem là vùng kháng cự. Đây là thời điểm sức bán lớn hơn sức mua.
    Lúc này, nhờ theo dõi các mức giá nằm sát các vùng tỷ lệ Fibonacci, nhà đầu tư có thể cân nhắc những vùng tiềm năng để đặt lệnh và cắt lỗ chốt lời hợp lý.

PHÂN LOẠI FIBONACCI 

Trong kỹ thuật phân tích, có ba loại chỉ số Fibonacci được sử dụng phổ biến nhất là Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui), Fibonacci dạng quạt và Fibonacci dạng vòng cung. Ngoài ra, còn một số loại công cụ Fibonacci khác như Fibonacci hình xoắn ốc, Fibonacci mở rộng, Fibonacci vùng thời gian…

Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui)

Fibonacci retracement hay còn gọi Fibonacci thoái lui là công cụ rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật ra đời từ dãy số Fibonacci. Chỉ số này được biểu thị bằng phần trăm và là công cụ gợi ý cho các nhà đầu tư các điểm điều chỉnh của giá trước khi giá tiếp tục lên xuống theo xu hướng ban đầu. Nói cách khác, Fibonacci thoái lui được sử dụng để dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự mà tại đó giá chứng khoán có khả năng đảo chiều.

Cụ thể, nhà đầu tư sẽ mua tại các mức hỗ trợ của Fibonacci khi thị trường đang có xu hướng tăng. Và bán tại mức kháng cự của Fibonacci khi thị trường đang có xu hướng giảm. Có thể hình dung, Fibonacci thoái lui giúp nhà đầu tư dự đoán điểm giá có thể chạm tới trong tương lai.

Thuyết sóng Elliott và mẫu hình Gartley là hai chỉ báo chứng khoán tiêu biểu ứng dụng Fibonacci thoái lui. Theo đó, khi những đợt biến động tăng hoặc giảm mạnh kết thúc, các mức kháng cự và hỗ trợ mới thông thường sẽ xuất hiện tại hoặc gần các đường fibonacci thoái lui quan trọng đó là: 23,6%; 38,2%; 50%; 61,8% và 100%.

Fibonacci fans (Fibonacci quạt)

Fibonacci dạng quạt là một dạng biểu đồ kỹ thuật được cấu tạo bởi các đường xu hướng (trendlines) giúp xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng dựa trên các tỷ lệ được cung cấp bởi chuỗi Fibonacci. Cụ thể, Fibonacci dạng quạt tập hợp các đường xu hướng tuần tự được vẽ từ đáy hoặc từ đỉnh qua một tập hợp các điểm được quy định bởi các đường Fibonacci thoái lui.

Nhà giao dịch chia sự khác biệt về giá ở mức thấp và cao theo các tỷ lệ được xác định bởi chuỗi Fibonacci lúc này sẽ tạo ra các mức thoái lui, thường là 23,6%, 38,2%, 50% và 61,8%. Sau đó, các đường được hình thành bằng cách kết nối điểm bắt đầu cho đường xu hướng cơ sở và mỗi mức thoái lui sẽ tạo ra hình quạt Fibonacci.

Lưu ý: Khi sử dụng Fibonacci dạng quạt, các đường xu hướng càng kéo dài (theo thời gian) thì chúng càng nhạy với vị trí chính xác hai điểm hỗ trợ và kháng cự. Chỉ một thay đổi nhỏ về vị trí của một trong hai điểm có thể dẫn đến các chuyển động lớn ra xa hơn trong các đường kéo dài. Do đó công cụ Fibonacci dạng quạt sẽ kém chính xác hơn khi nó kéo dài ra.

Fibonacci arc (Fibonacci vòng cung)

Với các ngưỡng Fibonacci thoái lui, không có cách nào để dự đoán khi nào thì giá của tài sản có thể đạt đến các mức này. Thế nhưng, Fibonacci vòng cung sẽ giải quyết vấn đề này bởi nó bổ sung yếu tố thời gian theo chiều ngang vào biểu đồ. Do đó, các nhà đầu tư có thể xác định chính xác thời điểm mà giá sẽ phản ứng với một mức hỗ trợ hay kháng cự trong tương lai, từ đó chủ động đưa ra những kế hoạch giao dịch hiệu quả, thu về lợi nhuận.

Fibonacci vòng cung là một nửa vòng tròn được mở rộng từ đường cơ sở – đường nối giữa hai điểm giá cao nhất (swing high) và thấp nhất (swing low). Các cung này giao nhau với đường cơ sở ở các mức 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 78,6%. Fibonacci vòng cung làm nổi bật các khu vực hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

Ví dụ về cách vẽ Fibonacci vòng cung: Trong một xu hướng tăng, ta nối điểm đỉnh gần đây nhất (A) với điểm có giá thấp nhất đáng kể trước đó (B). Đây là đường cơ sở. Từ điểm A làm tâm, ta vẽ một nửa vòng tròn hoặc vòng tròn đầy đủ ở các mức phần trăm khác nhau sẽ tạo ra Fibonacci vòng cung.

Áp dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Bên cạnh câu hỏi Fibonacci là gì? Nhiều nhà đầu tư còn băn khoăn trong việc áp dụng chỉ số này như thế nào vào phân tích kỹ thuật chứng khoán. Như đã đề cập ở trên, các tỷ lệ Fibonacci đóng vai trò thiết yếu trong các vận động giá của chứng khoán. Nó giúp nhà đầu tư nhận biết được mức hỗ trợ, kháng cự, đặt lệnh dừng lỗ hay xác định giá mục tiêu.

Tuy đem lại nhiều lợi ích, dãy số Fibonacci này cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định mà các nhà đầu tư nên chú ý khi sử dụng:

Không phải chỉ số Fibonacci lúc nào cũng đúng nên các nhà đầu tư nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để có được những dự báo chính xác hơn thay vì sử dụng công cụ này riêng lẻ.
Việc lựa chọn khung thời gian, đỉnh, đáy để vẽ đường Fibonacci cũng không đơn giản và nó phụ thuộc vào góc nhìn và kiến thức của nhà đầu tư. Vì vậy trong quá trình sử dụng hãy luôn trau dồi kiến thức và rèn luyện thêm các kỹ năng để sử dụng Fibonacci hiệu quả.

Hy vọng những thông tin mà Fibonacci Academy đã chia sẻ có thể giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về chỉ số Fibonacci và biết cách áp dụng trong phân tích kỹ thuật một cách hiệu quả.

Để chủ động hơn trong đầu tư , các bạn hãy tham gia ngay các khóa học mà Fibonacci Academy đang đào tạo học thực chiến – với học phí đáng đồng tiền bát gạo và mồ hôi công sức mà các bạn bỏ ra , để chúng ta chủ động hơn , không bị lệ thuộc vào bất kỳ ai , đầu tư cả đời chứ không phải ngày 1 ngày 2 vì vậy Kiến thức là rất quan trọng . Đầu tư cho tri thức là đầu tư khôn ngoan nhất !

  • KHÓA HỌC : Phân Tích Kỹ Thuật Chứng Khoán Thực Chiến : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : Bí quyết vàng trong lướt sóng chứng khoán  : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : TRADE COIN THỰC CHIẾN : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • KHÓA HỌC : FOREX – trading theo phương pháp liên thị trường : ĐĂNG KÝ NGAY 
  • Tham gia cộng đồng các nhà đầu tư Fibonacci : TẠI ĐÂY

” ĐẦU TƯ VÀO TRI THỨC SẼ ĐEM LẠI LỢI NHUẬN CAO NHẤT ” – BENJAMIN FRANKLIN

Tags: , ,