PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Tỷ giá hối đoái được xem xét là yếu tố quan trọng quyết định đến tình hình kinh tế của một quốc gia.Vậy những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái?

Tỷ giá hối đoái là một trong những nhân tố quan trọng được quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế tự do. Bởi những hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia càng phát triển thì đòi hỏi phải có sự tính toán về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính tỷ giá là một công cụ hỗ trợ được sử dụng trong tính toán này.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN NỀN KINH TẾ

Tỷ giá hối đoái càng tăng lên đồng nghĩa với việc đồng tiền trong nước giảm giá thức so với đồng tiền nước ngoài và khi tỷ giá này giảm thì đồng tiền trong nước tăng giá thực so với đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này sẽ là thước đo về khả năng cạnh tranh của các nước trong mối quan hệ thương mại.

6 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Ngoài lãi suất và lạm phát, tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến tình hình kinh tế của một quốc gia. Tỷ giá hối đoái đóng một vai trò quan trọng ở cấp độ thương mại của một quốc gia, điều mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do trên thế giới đều hết sức quan tâm.

Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái cũng có tầm ảnh hưởng trên quy mô nhỏ hơn như: ảnh hưởng đến lợi suất thực của các danh mục đầu tư. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số lực tác động gây nên biến động tỷ giá hối đoái.

TỔNG QUAN

Trước khi xem xét các lực tác động dưới đây, chúng ta nên biết sơ qua về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến quan hệ thương mại của một quốc gia với các quốc gia khác.

Nếu đồng tiền của một quốc gia mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ trở nên đắt đỏ hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn. Ngược lại, một đồng tiền yếu hơn làm cho hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia rẻ hơn và nhập khẩu đắt hơn ở thị trường nước ngoài.

Khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một nước thường giảm đi và, khi tỷ giá hối đoái thấp hơn, cán cân thương mại sẽ tăng.

YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Có nhiều yếu tố quyết định tỷ giá hối đoái, và tất cả đều liên quan đến mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Hãy nhớ rằng, tỷ giá hối đoái có tính tương đối, và được thể hiện như sự so sánh giữa đồng tiền của hai quốc gia. Sau đây là một số yếu tố chính quyết định tỷ giá hối đoái (được xếp ngẫu nhiên chứ không phân theo thứ tự quan trọng).

CHÊNH LỆCH LẠM PHÁT

Theo nguyên tắc chung, khi một đất nước duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, giá trị của đồng tiền nước này sẽ tăng lên, bởi sức mua trong nước tăng lên tương đối so với các đồng tiền khác.

Trong nửa cuối của thế kỷ 20, những nước có lạm phát thấp bao gồm Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ, còn Mỹ và Canada mãi về sau mới đạt được mức lạm phát thấp. Còn đồng tiền của những nước có lạm phát cao hơn thường mất giá so với với đồng tiền của các đối tác thương mại của mình. Hiện tượng này cũng thường đi kèm với lãi suất cao hơn.

CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối tương quan chặt chẽ. Bằng cách kiểm soát lãi suất, các ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với các nền kinh tế khác.

Do đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, tác động của lãi suất cao sẽ trở nên tiêu cực, nếu lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác, hoặc nếu có thêm những yếu tố khác làm giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm có xu hướng làm giảm tỷ giá hối đoái.

THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI

Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại giữa một quốc gia và các đối tác thương mại của nó, phản ánh tất cả các khoản thanh toán giữa các nước liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, lãi và cổ tức.

Thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấy một quốc gia đang chi tiêu cho ngoại thương nhiều hơn việc thu nhập từ xuất khẩu, và rằng nước này đang vay vốn từ các nguồn nước ngoài để bù đắp thâm hụt.

Nói cách khác, đất nước cần nhiều ngoại tệ hơn những gì nhận được thông qua xuất khẩu, và cung cấp nội tệ cho nước ngoài nhiều hơn những gì họ cần để mua hàng hóa. Nhu cầu ngoại tệ dư thừa làm giảm tỷ giá hối đoái của nước này cho đến khi giá của hàng hóa, dịch vụ trong nước đủ rẻ đối với người nước ngoài và các tài sản nước ngoài quá đắt để tạo ra doanh số bán hàng trong nước.

NỢ CÔNG

Do thâm hụt ngân sách, một quốc gia sẽ tài trợ quy mô lớn cho các dự án nhà nước và hoạt động của chính phủ bằng hình thức vay nợ. Mặc dù hoạt động này kích thích nền kinh tế trong nước, nhưng các quốc gia có thâm hụt ngân sách và nợ công lớn sẽ trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Lý do là vì một khoản nợ lớn thường dẫn đến lạm phát, và nếu lạm phát lên cao, chính phủ phải trả lãi cho các khoản nợ này và cuối cùng trả hết nợ với đồng đô la rẻ hơn trong tương lai.

Trong trường hợp xấu nhất, chính phủ có thể in tiền để trả một phần của một khoản nợ lớn, nhưng tăng cung tiền không tránh khỏi gây ra lạm phát. Hơn nữa, nếu chính phủ không có khả năng trả lãi cho thâm hụt thông qua các công cụ trong nước (bán trái phiếu trong nước, tăng cung tiền), thì họ sẽ phải tăng nguồn cung chứng khoán để bán cho người nước ngoài, do đó giá chứng khoán giảm xuống.

Cuối cùng, một khoản nợ lớn có thể là mối lo cho nhà đầu tư nước ngoài nếu họ tin rằng quốc gia này sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không muốn sở hữu chứng khoán đề mệnh giá bằng đồng tiền nước đó nếu nguy cơ vỡ nợ là rất lớn. Vì lý do này, xếp hạng nợ của một quốc gia (ví dụ như của Moody’s hay Standard & Poor) là một yếu tố quyết định đến tỷ giá hối đoái.

TỶ LỆ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI (TERMS OF TRADE)

Là tỷ lệ so sánh giá xuất khẩu với giá nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi thương mại có liên quan đến tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán. Nếu tốc độ tăng giá xuất khẩu của một quốc gia nhanh hơn tốc độ tăng giá nhập khẩu, thì tỷ lệ trao đổi thương mại đã được cải thiện tích cực.

Tỷ lệ trao đổi thương mại tăng cho thấy nhu cầu về hàng xuất khẩu của nước đó đang tăng, dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu tăng, và nhu cầu cho nội tê tăng lên (và giá trị của đồng nội tệ tăng). Nếu tốc độ tăng trưởng của giá xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu, giá trị của đồng nội tệ sẽ giảm tương đối với các đối tác thương mại.

MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

Các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn muốn đầu tư vào những quốc gia có nền chính trị ổn định với nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ. Một đất nước có những đặc điểm này sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn so với các nước có rủi ro chính trị và kinh tế cao hơn.

Ví dụ, bất ổn chính trị có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư dành cho một đồng tiền và họ sẽ chuyển luồng vốn vào đồng tiền của các nước ổn định hơn.

LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TỶ GIÁ CỦA HAI ĐỒNG TIỀN?

Tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia có thể có một tác động lớn đến giá trị của tiền tệ và tỷ giá hối đoái của nó với các đồng tiền khác. Tuy nhiên, lạm phát chỉ là một trong số nhiều yếu tố kết hợp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của một quốc gia.

Lạm phát thường tạo tác động tiêu cực đáng kể hơn là tác động tích cực lên tỷ lệ giá trị và ngoại hối của một đồng tiền. Một tỷ lệ lạm phát rất thấp chưa chắc đảm bảo một tỷ giá hối đoái có lợi cho một đất nước, nhưng tỷ lệ lạm phát rất cao thì rất có khả năng tác động tiêu cực đến tỷ giá hối đoái của nước này với các quốc gia khác.

Lạm phát là có liên quan chặt chẽ với lãi suất – chỉ báo ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Các quốc gia cố gắng để cân bằng lãi suất và lạm phát, nhưng mối tương quan giữa hai là phức tạp và khó quản lý.

Lãi suất cao có xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có khả năng làm tăng nhu cầu đối với đồng tiền của một quốc gia. Tuy nhiên, mức lãi suất cao thường gây tăng tỷ lệ lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến đồng tiền của đất nước. Lãi suất thấp thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng chung là tích cực về giá trị đồng tiền, nhưng họ không thường thu hút đầu tư nước ngoài.

Lợi ích cuối cùng của giá trị và tỷ lệ trao đổi của đồng tiền một quốc gia chính là xác định mức độ mong muốn của mọi người được nắm giữ đồng tiền đó. Quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư và trader liên quan đến tiền tệ, trước khi nhìn thấy bất kì khoản lợi nhuận nào, chính là sự an toàn của tài sản mà đồng tiền đó định giá.

Nếu một quốc gia được coi là không ổn định về mặt chính trị hay kinh tế mà nguyên nhân là do việc phá giá đột ngột hoặc các thay đổi trong giá trị tiền tệ của quốc gia, các nhà đầu tư có xu hướng né tránh loại tiền này và không muốn giữ nó với số lượng lớn hoặc trong thời gian dài.

Ngoài nhận thức sự an toàn của đồng tiền một quốc gia, rất nhiều yếu tố khác bên cạnh lạm phát có thể tác động đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Tại một thời điểm nào đó, lãi suất của một quốc gia có thể là yếu tố trọng trong việc xác định nhu cầu về một đồng tiền.

Tại một thời điểm nào đó, lạm phát hay tăng trưởng kinh tế có thể là một yếu tố chính yếu để xác định xu hướng giá cả trong thời gian dài. Tóm lại, dựa vào các chỉ số về lạm phát của một quốc gia, ta có thể đoán biết tỷ giá của đồng tiền đó so với các đồng tiền mạnh khác,điển hình là các cặp tiền phổ biến trong thị trường forex.

Theo dõi tỷ lệ lạm phát có thể là một công cụ hữu ích để biết được quyết định ra lãi suất, hoặc chính sách điều chỉnh tiền tệ của một quốc gia. Trader từ đó có thể xác định lượng cung cầu tiền, khả năng giá tăng/giảm về lâu dài trên thị trường.

Với một danh mục có phần lớn khoản đầu tư dùng một đồng tiền thì tỷ giá của đồng tiền đó có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thực tế của danh mục. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm giảm sức mua của thu nhập và lãi vốn thu về từ đầu tư.

Hơn nữa, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các yếu tố thu nhập khác như lãi suất, lạm phát và thậm chí cả lãi vốn từ chứng khoán trong nước. Mặc dù tỷ giá hối đoái được xác định bởi rất nhiều yếu tố phức tạp mà ngay cả các nhà kinh tế giàu kinh nghiệm nhất cũng phải lúng túng, các nhà đầu tư vẫn cần một số hiểu biết về vai trò quan trọng của giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái đối với lợi suất đầu tư để có thể đầu tư thành công.